QUY TRÌNH THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

QUY TRÌNH THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

Thủ tục, thuế nhập khẩu và vận chuyển thủy sản đông lạnh

Nhập khẩu thủy sản đông lạnh

Bạn đang muốn nhập khẩu thủy sản đông lạnh để kinh doanh tại Việt Nam? Bạn đang tìm đơn vị logistics uy tín cung cấp dịch vụ nhập khẩu thủy sản đông lạnh về Việt Nam? Bạn đang muốn biết thuế nhập khẩu thủy sản đông lạnh tại thời điểm này là bao nhiêu? có ưu đãi thuế nhập khẩu cho thủy sản đông lạnh không? Các quy định quản lý nhà nước đối với thủy sản đông lạnh? Thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh thế nào? Quy trình nhập khẩu thủy sản đông lạnh ra sao?

Tại bài viết dưới đây, Anh Phát logistics với hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ nhập khẩu thủy sản đông lạnh doanh nghiệp trên cả nước sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp những vấn đề trên

1. Mã HS của thủy sản đông lạnh

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nói chung, với bất cứ mặt hàng nào, để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Thủy sản đông lạnh có HS thuộc Chương 03: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác.

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

HS chúng tôi tư vấn kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

Theo quy định hiện hành, thủy sản đông lạnh không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

*Lưu ý:Trước hết, doanh nghiệp cần phải xem Công ty/ nhà sản xuất nước xuất khẩu đã đăng ký và có giấy phép nhập vào Việt Nam hay chưa. Có thể kiểm tra thông tin này trên trang web của Cục bảo vệ thực vật http://www.cucthuy.gov.vn

>>Để biết quy định hiện hành về danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, xem Danh mục các hàng hóa cấm nhập khẩu.

Chính sách nhập khẩu thủy sản đông lạnh

Nhập khẩu mặt hàng thủy sản đông lạnh cần giấy phép gì?


  • Căn cứ Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ:

Điều 14. Yêu cầu đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu

1. Sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu, trừ các thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thực phẩm do tổ chức, cá nhân Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài nhưng bị trả về và các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản vào Việt Nam;

b) Đối với sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm, sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm: Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam;

c) Mỗi lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc động vật, thủy sản nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam)...”

  • Căn cứ Điều 1 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định

 Nếu hàng hóa nhập khẩu của Công ty/cá nhân thuộc các Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản ban hành kèm Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT sẽ phải thực hiện kiểm dịch động vật. Việc quản lý chất lượng hàng nhập khẩu về ATTP thực hiện theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

*Cập nhật: Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.

HỒ SƠ, NỘI DUNG KIỂM DỊCH

Quy định tại Điều 4 ( Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT), Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch bao gồm:

1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch vận chuyển động vật thủy sản sử dụng làm giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu 01 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản tiêu thụ trong nước;

a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 02 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có nguồn gốc từ những quốc gia, vùng lãnh thổ chưa có thỏa thuận về mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch với Việt Nam);

c) Bản sao Giấy phép CITES có xác nhận của doanh nghiệp đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh Mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định của Công ước CITES);

d) Bản sao Giấy phép nhập khẩu thủy sản của Tổng cục Thủy sản có xác nhận của doanh nghiệp đối với động vật thủy sản sử dụng để làm giống không có tên trong Danh Mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định số 57/2008/QĐ-BNN ngày 02/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; động vật thủy sản làm thực phẩm không có tên trong Danh Mục các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu làm thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Thủ tục hải quan nhập khẩu thủy sản đông lạnh:

Nhập khẩu thủy sản đông lạnh cần giấy tờ gì? Nhập khẩu thủy sản đông lạnh cần thủ tục gì?

Hồ sơ hải quan nhập khẩu thủy sản đông lạnh:

Hồ sơ hải quan nhập khẩu thông thường bao gồm:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of lading (Vận đơn)
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Ngoài ra, do phải kiểm dịch động vật thủy sản và kiểm tra nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm nên khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu thủy sản đông lạnh, ngoài các thủ tục và giấy tờ xuất trình hải quan như với hàng hóa thông thường, người nhập khẩu cần:

  • Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu
  • Thông báo kết quả kiểm trả chất lượng nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu:

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

  1. a) Tên hàng hóa;
  2. b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  3. c) Xuất xứ hàng hóa;
  4. d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa


Thuế khi nhập khẩu thủy sản đông lạnh

Khi nhập khẩu thủy sản đông lạnh về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế VAT của thủy sản đông lạnh là 5 hoặc 10%. Tùy theo mã HS cụ thể.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của thủy sản đông lạnh hiện hành là 0-37.5%. Tùy theo mã HS cụ thể.

Trong trường hợp thủy sản đông lạnh được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.


Hãy liên lạc ngay với chúng tôi nếu bạn muốn được tư vấn miễn phí và nhận báo giá tốt nhất.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU ANH PHÁT

Địa chỉ: Tòa nhà Khánh Hội, số 02, Lô 3C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng.

Tell/Fax: +84 225 3246 284

Hotline: 0899 286 982

Email: anhphat.services@gmail.com