Cơ hội và thách thức nào cho Việt Nam trở thành điểm đến tiếp theo về đầu tư e-logistics tại Đông Nam Á

Cơ hội và thách thức nào cho Việt Nam trở thành điểm đến tiếp theo về đầu tư e-logistics tại Đông Nam Á

Talkshow The WISE Talk số 03 với chủ đề “Cơ hội và thách thức nào cho Việt Nam trở thành điểm đến tiếp theo về đầu tư e-logistics trong khu vực Đông Nam Á?” do Trung tâm Kết nối Công nghệ Tương lai (Tech Connect) phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/ VnEconomy thực hiện, phát trực tiếp trên nền tảng VnEconomy và Fanpage VnEconomy vào lúc 9 giờ ngày 20/07/2022…

https://www.facebook.com/plugins/video.php?height=314&href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2Fvneconomy.vn%2Fvideos%2F1248001739344063%2F&show_text=false&width=560&t=0


Đặt hàng online và nhận các đơn hàng từ shipper có lẽ hiện đang trở thành một thói quen vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mọi người bất kể ở thành thị hay nông thôn, đặc biệt là sau hơn hai năm đại dịch Covid-19. 

Báo cáo "Nghiên cứu về hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới" do Công ty bưu chính thương mại điện tử (e-logistics) Ninja Van Group hợp tác Mạng lưới bưu chính DPDgroup công bố mới đây cho thấy, người Việt Nam yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á ở nhiều chỉ số. 

Cụ thể, 73% người trả lời tại Việt Nam cho biết thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm thương mại điện tử (e-commerce) và 59% đã từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên các website quốc tế. Theo báo cáo, Việt Nam hiện đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỉ lệ 16% và ngang bằng với Philippines.

Bên cạnh các cơ hội phát triển bùng nổ do những thay đổi từ hành vi mua sắm của người tiêu dùng, logistics nói chung và e-logistics nói riêng của Việt Nam vẫn phải đối mặt với các thách thức đặc thù, trong đó nổi bật là bài toán về chi phí và sự khác biệt giữa các khu vực nông thôn và thành thị. 

Bên cạnh việc thúc đẩy các dịch vụ logistics trong nội địa, dịch vụ e-logistics xuyên biên giới được cho là sẽ góp phần tạo cơ hội cho Việt Nam trở thành một trong quốc gia top đầu về e-logistics trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, việc kết nối giữa người mua và người bán xuyên biên giới cũng cần được hỗ trợ đặc biệt. 


Để mang tới cho độc giả những cái nhìn cận cảnh hơn về các vấn đề này, Trung tâm Kết nối Công nghệ Tương lai (Tech Connect), Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức Talkshow The WISE Talk số 03 với chủ đề: “Cơ hội và thách thức nào cho Việt Nam trở thành điểm đến tiếp theo về đầu tư e-logistics trong khu vực Đông Nam Á?

Các nội dung được thảo luận trong chương trình bao gồm:

  • Cú hích Covid-19 đã khiến ngành logistic nói chung và e-logistics nói riêng của Việt Nam thay đổi như thế nào? 
  • Trong bối cảnh “bình thường mới”, logistics thương mại điện tử của Việt Nam sẽ có những cơ hội phát triển ra sao và còn những thách thức chính nào cần phải giải quyết để trở thành điểm đến tiếp theo về đầu tư e-logistics trong khu vực Đông Nam Á?
  • Các yếu tố nào đang đóng vai trò quyết định trong việc giảm thiểu chi phí e-logistics? 
  • Đằng sau “tay lái” của các shipper, có các hệ thống công nghệ và điều phối giúp cho hàng ngày, hàng vạn đơn hàng online được vận chuyển một cách trơn tru, nhanh chóng và đến được chính xác tận tay người mua như thế nào?
  • Làm thế nào để Việt Nam có thể thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của e-logistics tại vùng nông thôn?
  • Việc hỗ trợ kết nối giữa người mua và người bán tại Việt Nam với các quốc gia trong khu vực châu Á sẽ được thực hiện thế nào?

Khách mời của Talkshow bao gồm:

Ông Trần Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và logistics. 

Ông Phan Xuân Dũng – Giám Đốc Kinh Doanh công ty Ninja Van Việt Nam, một "kỳ lân" trong lĩnh vực vận chuyển và đã có mặt tại 6 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.