“Kinh tế tuần hoàn là một cơ hội kinh tế cho Việt Nam và việc đầu tư vào hệ thống quản trị, phát triển các thể chế và chính sách mạnh mẽ, thúc đẩy kinh doanh bền vững và giảm dần các ngành công nghiệp gây ô nhiễm khác trước đó sẽ giúp chúng ta thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Theo thống kê của UNDP, lần đầu tiên, gió và mặt trời tạo ra hơn 10% điện năng toàn cầu vào năm 2021. Trong đó, 50 quốc gia hiện đã vượt qua mốc 10% này và Việt Nam trở thành một trong số đó vào năm 2021.
Sau thành công ban đầu với sự phát triển nhanh chóng của năng lượng mặt trời và gió ven biển trong giai đoạn 2018-2020, nhờ biểu thuế nhập khẩu lũy tiến (FiT), chính sách năng lượng tái tạo của Việt Nam cũng có những vấn đề cần giải quyết, chẳng hạn khả năng tiếp cận tài chính dài hạn, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài xanh.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với một số thách thức kỹ thuật: hệ thống kết nối và truyền tải; lưới điện hiện tại không đủ công suất để đối phó với sự biến động của việc sản xuất năng lượng tái tạo từ tất cả các trang trại năng lượng mặt trời và gió. Do đó, Việt Nam cần đầu tư vào khả năng lưu trữ của năng lượng tái tạo để tích trữ năng lượng”.
“Tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về việc Việt Nam sẽ đạt được phát thải rằng carbon bằng 0 vào năm 2050. Chính phủ cũng đã khẩn trương ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050. Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn; xây dựng và hoàn thiện các khung khổ pháp lý với việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 và đề ra các chính sách, cơ chế thúc đẩy, thúc đẩy hình thành hệ sinh thái cho sự phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam…
Những điều này thể hiện trách nhiệm, quyết tâm và cam kết chính trị mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong việc đẩy mạnh chuyển đổi hoạt động kinh tế sang mô hình tuần hoàn, góp phần giải quyết khủng hoảng biến đổi khí hậu, vì sự phát triển bền vững, bao trùm của đất nước.
Để vượt qua các thách thức, thúc đẩy việc chuyển đổi, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, giải pháp quan trọng là cần tiếp tục tăng cường hợp tác giữa Nhà nước, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Nhà nước, Chính phủ định hướng, tạo cơ sở pháp lý và chính sách rõ ràng cùng với việc tạo môi trường, cơ chế ưu đãi phù hợp để doanh nghiệp có động lực nâng cao nhận thức, từng bước đầu tư và phát triển năng lực chuyển đổi, phát triển sản xuất theo mô hình kinh doanh tuần hoàn phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng các yêu cầu của xu thế phát triển mới trên thế giới.
Để hài hòa, cân bằng lợi ích phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của kinh tế Việt Nam, Nhà nước và Chính phủ cần tiếp nhận ý kiến, sáng kiến của cộng đồng doanh nghiệp, kinh nghiệm quốc tế để làm căn cứ từ đó định hướng, lựa chọn một số ngành nghề, lĩnh vực phù hợp để áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, đề ra lộ trình thích hợp và cam kết mạnh mẽ để khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp thực hiện. Đối với một số ngành kinh tế cụ thể, Nhà nước và Chính phủ cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp chuyển đổi mà không trái với các cam kết thương mại quốc tế. Nhà nước, Chính phủ nghiên cứu khả năng xây dựng, ban hành luật riêng về kinh tế tuần hoàn, gắn với phát triển kinh tế tuần hoàn với đổi mới sáng tạo, tạo cơ chế huy động các nguồn tài chính xanh…”.
“Việt Nam có tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và nhanh chóng thời gian qua. Những năm gần đây, tăng trưởng kèm theo là các vấn đề liên quan tới tiêu dùng và hệ lụy ô nhiễm như sản sinh mỗi năm khoảng 3,7 triệu tấn rác thải nhựa từ tiêu dùng. Dù các tổ chức chính phủ, ngành và xã hội dân sự tham gia tích cực.
Hiện nay, việc thực hiện kinh tế tuần hoàn rất hữu dụng cho các mục tiêu bảo vệ môi tường. Đặc biệt, khi so sánh với nền nền kinh tế tuyến tính hiện nay, là một nền kinh tế đã và đang khai thác nguồn lực từ môi trường tự nhiên. Việc xây dựng kinh tế tuần hoàn cũng sẽ góp phần mang lại nhiều công ăn việc làm.
Sự tham gia của chính phủ quốc gia bản địa và các bên liên quan trong đó có doanh nghiệp là rất quan trọng. Ở đây còn có sự tham của các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo ngành, nhà đầu tư với các mục tiêu như giảm thiểu rác thải nhựa ra đại dương. Những điều này đã được nêu trong chương trình hành động quốc gia của quý Việt Nam. Tháng 12 vừa qua, một loạt quốc gia trên thế giới đã thông qua một hiệp định giúp cho đại dương và các dòng sông, trong đó đề ra các điều cần thực hiện và Việt Nam cũng đã đưa ra các cam kết của mình. Việt Nam đã thể hiện vai trò dẫn dắt của mình trong tiến trình chung này của thế giới, giúp thế giới có được các thỏa thuận quốc tế”.
“Với miềm tin tưởng rằng doanh nghiệp có vai trò quan trọng thông qua hành động của mình nhằm đạt được mục tiêu chung là phát triển bền vững, nhiều năm qua, Tập đoàn Thai Bev và Công ty con của chúng tôi tại Việt Nam - Sabeco đã lồng ghép thông lệ thực hành trong chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn của chúng tôi trong các hoạt động của tập đoàn nhiều năm qua.
Đầu tiên là sáng kiến của Thai Bev gọi là sáng kiến “ Mang về nhà” (bring back home). Đây là dự án hợp tác của Thai Bev với các đại lý và cơ sở phân phối để thu gom các chai bia và chai đồ uống thủy tinh đã qua sử dụng để tái sử dụng và tái chế. Đây là một cơ hội tốt để kiểm soát chai lọ và vật liệu đóng gói sau khi sử dụng và tận dụng tốt nhất cơ sở hậu cần và thu gom phân phối của công ty, giúp chúng tôi giảm thiểu được rủi ro xe tải quay đầu với thùng rỗng. Nhờ đó tối ưu được việc sử dụng nhân lực, nguồn lực. Chúng tôi cũng có sáng kiến Chuỗi cung ứng Thái Lan, do các doanh nghiệp Thái Lan ở Việt Nam với 8 thành viên sáng lập. Mục đích của sáng kiến này là tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp của Thái Lan trong việc trao đổi thông tin, tri thức và kinh nghiệm thông qua hoạt động đầu tư. Sáng kiến này được chia làm 5 nhóm với mục tiêu cơ bản là bảo vệ giá trị trong quản lý kinh doanh, chia sẻ tri thức về luật doanh nghiệp, tài chính và trách nhiệm xã hội, tạo ra giá trị thông qua việc hợp tác tăng cường hiệu quả công việc hiện tại như bán hàng chung, đào tạo chéo hay liên doanh…
Đặc biệt, năm 2020, Thai Bev và các đối tác kinh doanh đã tổ chức Hội chợ triển lãm bền vững Thái Lan với khẩu hiệu kinh tế là tự chủ và tự cung cấp của vua Rama 9. Để mở rộng mạng lưới này vượt ra biên giới Thái Lan và chào đón nhiều doanh nghiệp ở Đông Nam Á tham gia, Hội chợ triển lãm bền vững Thái Lan trở thành hội chợ bền vững sản xuất từ năm 2022.
Chúng tôi đề xuất xây dựng một mạng lưới chuỗi cung ứng Thái Lan – Việt Nam. Hai nước chúng ta có tiềm năng trở thành các quốc gia đi đầu về kinh tế tuần hoàn trong khu vực. Để làm được điều này, cả hai quốc gia cần những nỗ lực mang tính tập thể, thống nhất”.