THC (Terminal Handling Charge) trong tiếng Việt là phụ phí xếp dỡ tại cảng. THC là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng. Ví dụ như: phí xếp dỡ container hàng từ trên tàu xuống, phí vận chuyển container từ cầu tàu vào đến bãi container, phí xe nâng xếp container lên bãi, phí nhân công cảng, phí bến bãi, phí quản lý của cảng, …
Tại sao hãng tàu hoặc forwarder lại thu phí THC thu khi bạn xuất nhập khẩu 1 lô hàng?
– Bản chất là cảng thu hãng tàu/ forwarder phí xếp dỡ và các phí liên quan khác và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng) khoản phí gọi là THC.
Trước năm 1990, các hãng tàu container thường tính giá cước gộp cho tất cả các chi phí vận chuyển, xếp dỡ và các chi phí liên quan khác. Sau đó, hầu hết các hãng tàu đã tách riêng cước biển và THC, với mục đích.
– Tăng tính minh bạch của các khoản phí vận tải, theo đó đó chủ hàng có thể biết được họ phải trả bao nhiêu cho hãng tàu và bao nhiêu cho việc làm hàng tại cảng xếp và cảng dỡ.
– Bảo vệ các hãng tàu tránh được ảnh hưởng của sự biến động tiền tệ, vì chi phí xếp dỡ tại cảng do các công ty khai thác cảng tính thường được trả bằng tiền địa phương, trong khi cước biển được tính theo đồng đô la Mỹ.
Mức thu khoảng 25 Usd / Bill of lading. Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada…
AMS áp dụng cho vận chuyển hàng đi Mỹ bằng đường biển. Đối với vận chuyển đi các tuyến khác, các loại phụ phí khác tương tự với AMS:
– Vận chuyển hàng đi Canada: Phí ACI (Advance Commercial Information Charge)
– Vận chuyển hàng đi EU: Phí ENS (Entry Summary Declaration)
– Vận chuyển hàng đi Nhật: Phí AFR (Japan Advance Filing Rules)
– Vận chuyển hàng đi Trung Quốc: Phí AMR ( Advance Manifest Rule)
– Vận chuyển hàng đi Châu Á: Phí ANB
Phí này là do các công ty Forwarder đặt ra để thu Shipper / Consignee. Hiểu rõ được loại phí này thì dễ nhưng để nói cho người khác hiểu thì khó. Đại khái Handling là quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan…
Phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến Hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ) / làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng. Các Hãng tàu / Forwarder issue một cái D/O và thế là họ thu phí D/O.
Khi shipper hay consignee nhờ forwarder làm packing list, commercial invoice hay sales contract…thì họ thu phí gọi là phí chứng từ
Tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu / Forwarder phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (hàng vận tải bằng đường không).
Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất / nhập khẩu thì các công ty Consol / Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.
Chỉ áp dụng đối với hàng xuất. Khi phát hành một bộ B/L cho shipper, sau khi shipper lấy về hoặc do một nguyên nhân nào đó cần chỉnh sử một số chi tiết trên B/L và yêu cầu hãng tàu / forwarder chỉnh sửa thì họ có quyền thu phí chỉnh sửa.
– Phí chỉnh sửa B/L trước khi tàu cập cảng đích hoặc trước khi khai manifest tại cảng đích thường là 50 Usd.
– Phí chỉnh sửa B/L sau khi tàu cập cảng đích hoặc sau thời điểm hãng tàu khai manifest tại cảng đích thì tuỳ thuộc vào hãng tàu / Forwarder bên cảng nhập. Thường không dưới 100 USD.
Phụ phí biến động giá nhiên liệu Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)…
– Phí BAF (Bulker Adjustment Factor): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Âu).
– Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á).
Là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu nôm na là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Phụ phí của cước vận chuyển (chỉ xãy ra vào mùa hàng cao điểm).
Phải cắm điện vào container để cho máy lạnh của container chạy và giữ nhiệt độ cho hàng lạnh.
Phí lưu container tại kho riêng của khách (DEMURRAGE); Phí lưu bãi của cảng (STORAGE)
– DETENTION / DEMURRAGE / STORAGE đối với hàng xuất khẩu:
* Sau khi bạn liên hệ với cảng để nhận container và kéo về kho riêng của bạn đóng hàng. Thông thường đối với hàng XK thì bạn sẽ được lấy container đem về kho để đóng hàng trước ngày tàu chạy ETD là 05 ngày.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày DET với điều kiện bạn trả container về bãi trước giờ closing time quy định để xuất theo lịch tầu dự kiến. Nếu sau 05 ngày bạn không trả container về bãi để xuất đúng lịch tầu đã book mà container để tại kho của bạn thì bạn sẽ phải thanh toán tiền lưu container tại kho (DET).
Nếu vì lý do nào đó bạn giao container về bãi nhưng sau closing time quy định và hàng không kịp xếp lên tầu dự kiến. Hàng của bạn sẽ phải nằm ở bãi và chờ đến chuyến sau thì bạn sẽ phải trả phí lưu container tại bãi (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) và phí đảo / chuyển container.
* Trong trường hợp bạn đóng hàng tại bãi của Cảng thì DET sẽ không bị tính và DEM cũng sẽ được tính như trường hợp trên.
– DETENTION / DEMURRAGE / STORAGE được tính với hàng nhập khẩu: Sau khi bạn đã hoàn tất các thủ tục hải quan, nhập khẩu và muốn mang container về kho riêng để rút hàng thì container này sẽ được miễn phí lưu container tại cảng (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) thông thường được các hãng tầu cho phép là 5 ngày kể từ ngày tầu cập cảng.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày STORAGE. Kể từ ngày thứ 06 trở đi thì bạn sẽ phải trả thêm phí DEM và STORAGE (nếu hàng vẫn còn nằm trong bãi của cảng) hay bạn sẽ phải trả phí DEM và DET nếu bạn đem hàng về kho riêng để dỡ hàng sau ngày quy định trên. Trong trường hợp bạn rút hàng tại bãi của Cảng sau 05 ngày được miễn nêu trên thì bạn phải trả phí lưu container (DEM) và lưu bãi (STORAGE).
Là việc cước phí vận chuyển hàng đóng container, hàng lẻ, hàng xá… lẽ ra phải trả tại nước XK bởi người XK, nhưng do một lý do nào đó (do điều kiện giao hàng chẳng hạn, do thỏa thuận giữa exporter và importer chẳng hạn) mà phí này được trả bởi importer tại nơi đến. Các công ty forwarder tại nơi đến có nghĩa vụ thu giùm các đại lý của họ ở nước ngoài cước phí vận tải và trả lại cho các đại lý đó.
Ngoài việc phải kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010 Hải quan Mỹ và Cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu (ISF – Importer Security Filing).
Ngoài các thông tin giống như khai AMS, thủ tục khai ISF form yêu cầu nhà nhập khẩu ở Mỹ phải cung cấp thêm thông tin khác như nhà sản xuất, thông tin của nhà nhập khẩu (Importer of record number), mã số hàng hóa (Commodity HTSUS number) và nhà vận tải đóng hàng vào container (Consolidatior). Thông tin này cũng được yêu cầu phải được kê khai cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng chuyển tải khởi hành đến Mỹ.
Thường việc kê khai ISF (Importer Security Filing – Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu) sẽ cùng lúc với việc khai AMS và các đại lý vận tải sẽ giúp nhà nhập khẩu kê khai thông tin này. Chi phí cho việc kê khai ISF cũng khoảng 25 usd / Bill. (2013)
Là phí phát sinh mang tính thời vụ, khi có khả năng xảy ra tình trạng ách tắc hàng hóa tại cảng (khiến chi phí lưu bãi tăng thêm quá lớn, hoặc tàu nhập hàng về phải đậu chờ đến 2-3 ngày mới giải tỏa được container). Một số hãng tàu và đại lý lợi dụng điều đó để tranh thủ thu phí tắc nghẽn cảng, cho dù nguyên nhân tắc nghẽn không phải do cảng mà là do ùn tắc giao thông đường bộ kết nối cảng…
Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích. ví dụ như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…